Lịch sử hình thành của biển báo giao thông

Việc phát minh ra biển báo giao thông được đánh giá là một phát minh vĩ đại của loài người. Hãy thử tượng xem, hệ thống giao thông đường bộ tại Việt Nam sẽ như thế nào nếu không có biển báo giao thông? Thật đáng sợ

biển báo giao thông xưa

Hiểu biết về biển báo giao thông không chỉ giúp các bạn tham gia giao thông an toàn mà đó còn là điều kiện cần để bạn học lái xe và được phép lái xe tham gia giao thông

Lịch sử hình thành của biển báo giao thông

Hệ thống biển báo giao thông là một hệ thống các biển báo giúp cung cấp những thông tin về giao thông cho người tham gia giao thông.

Những tấm biển báo giao thông đầu tiên ra đời cùng với sự hình thành của những con đường. Thời cổ xưa, những lữ khách đã biết sử dụng các ký hiệu được khắc trên thân cây hay sử dụng những hòn đá để làm mốc, xác định những điểm mà họ đã đi qua trên suốt hành trình

cột biển báo giao thôngCho đến mãi thế kỷ thứ 3 TCN, tại Roma những tấm biển báo giao thông đầu tiên đã được xuất hiện. Trên khắp các tuyến đường giao thông chính tại Roma, xuất hiện những cột hình trụ ghi lại khoảng cách từ điểm đặt cột tới Nghị viện Roma và sau đó, rất nhiều nước trên thế giới cũng bắt đầu làm theo người Roma và những chiếc cột khoảng cách này trở nên phổ biến

Năm 1985, khi chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới ra đời đòi hỏi những nhà quản lý về giao thông phải làm những gì để đảm bảo an toàn trên những tuyến đường đông đúc. Mặc dù thời đó, ô tô di chuyển tương đối chậm, nếu đem so với tốc độ xe ngựa thì chúng chẳng hơn là bao.

Năm 1903, tại thủ đô Pari của nước Pháp. Những chiếc biển báo giao thông đầu tiên đã được lắp đặt. Những tấm biển báo này có 2 màu chính là màu xanh và đen. Phía nền biển báo có sơn những biểu tượng màu trắng để biểu thị các ý nghĩa như chỗ ngoặt nguy hiểm, đường dốc nguy hiểm hay những đoạn đường gồ ghề, không bằng phẳng

Khi mà công nghiệp ô tô phát triển đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý giao thông đường bộ và đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường. Năm 1909, các quốc gia Châu Âu đã tiến hành một cuộc họp tại Pari và cùng nhau soạn thảo “Công ước quốc tế về sự di chuyển của ô tô”.

Theo công ước này thì sẽ có 4 biển báo giao thông được thông qua biểu thị những ý nghĩa như: Biển báo đường gồ ghề, biển báo đường giao nhau, biển báo đường bộ giao đường sắt và biển báo đường khúc khuỷu. Cũng nằm trong công ước, khoảng cách từ điểm đặt biển báo tới điểm nguy hiểm được quy định chính xác là 250 m

biển báo giao thông thời xưa

Mãi 23 năm sau, tại Hội thảo quốc tế diễn ra tại Pari với sự tham gia của 50 quốc gia trên thế giới. 2 biển báo mới được thông qua trong hệ thống biển báo giao thông lúc bấy giờ là 2 biển báo hình tam giác với ý nghĩa biển báo “đường sắt không được canh gác” và biển báo ” STOP”

Đến năm 1930, Hội nghị tại Giơ ne vơ, Thụy Sĩ thì hệ thống biển báo giao thông đã chính thức được tăng thành 26 biển báo theo quy định tại “công ước áp dụng thống nhất biển báo trên đường”. Ngoài ra, biển báo giao thông được chia thành 3 nhóm chính là biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh và biển báo chỉ dẫn.

Từ thời điểm đó, các nước trên thế giới sử dụng 2 hệ thống biển báo giao thông đó là hệ thống biển báo theo công ước Giơ-ne-vơ và hệ thống biển báo theo chuẩn Anh-Mỹ. Những tấm biển báo giao thông theo chuẩn Anh-Mỹ thì ngoài những biểu tượng được ký hiệu trong biển báo thì trong biển báo hiệu theo chuẩn này còn có thêm những chỉ dẫn bằng chữ viết. Biển báo hiệu có hình dạng chữ nhật, nền biển báo màu trắng, chữ viết bên trong có màu đen hoặc đỏ. Biển báo cấm thì được ghi bằng chữ đỏ, biển báo giao thông nguy hiểm thì có hình con thoi, nền biển báo màu vàng và chữ có màu đen

Đến mãi năm 1968, tại công ước Viên về báo hiệu và tín hiệu giao thông đường bộ trong hội nghị UNESCO (7/10 – 8/11/1968) tại Áo thì khi đó, hệ thống biển báo giao thông được chia thành 8 nhóm chính

Nhóm các biển báo giao thông

Tại Việt Nam hiện nay có 6 nhóm biển báo giao thông chính là: Biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh, biển báo phụ và nhóm biển báo sử dụng trên các tuyến đường đối ngoại. Thông tin chi tiết về hệ thống biển báo giao thông đường bộ tại Việt Nam được chúng tôi giới thiệu đến các bạn trong bài tin về biển báo giao thông Việt Nam 

Việc tham gia giao thông đòi hỏi bạn phải có đầy đủ những kiến thức và kỹ năng lái xe. Hãy luôn tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ. Vì sự an toàn của bạn và người thân

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Copyright 2018 © Học lái xe ô tô 83 Group | Thiết kế bởi Web Bách Thắng