Đèn cảnh báo nguy hiểm trên xe ô tô báo hiệu tình trạng có vấn đề của phương tiện cần phải có phương án giải quyết kịp thời. Nếu như bạn thực sự không có sự am hiểu về chúng, nguy hiểm là điều khó tránh khỏi
Những điều cần biết về đèn báo nguy hiểm trên ôtô
Như bài trước có giới thiệu đến các bạn phần 1 của hệ thống các đèn báo nguy hiểm trên ô tô. Bài hôm nay sẽ giới thiệu đến các bạn phần còn lại của hệ thống đèn báo này.
Bạn muốn học bằng lái xe ô tô. Hãy nhanh tay đăng ký khóa học lái xe số tự động, việc sử hữu bằng lái xe ô tô chưa bao giờ là đơn giản như bây giờ
Đèn cảnh báo áp suất của lốp xe (nếu có)
Trong trường hợp đèn báo này bật sáng có nghĩa là áp suất lốp không đạt tiêu chuẩn, thiếu áp suất lốp. Việc thiếu áp suất lốp sẽ khiến lốp xe của bạn mòn không đều, 2 bên thành lốp do chịu sức nặng của xe sẽ bị mòn nhiều hơn, khiến xe tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn, lốp xe bị nóng. Điều đặc biệt nguy hiểm, khi áp suất lốp xe thiếu quá nhiều, lái xe có thể sẽ bị mất lái, nhất là những đoạn cua
Khi đó, điều bạn cần làm là tìm đoạn đường bằng phẳng đủ tầm quan sát, tạt vào và kiểm tra, cung cấp thêm áp suất cho lốp xe
Đèn cảnh báo kiểm tra lỗi động cơ
Khi có đèn báo hiệu kiểu này, có nghĩa động cơ xe của bạn đang gặp vấn đề, có lỗi cần khắc phục. Khi đó cần đưa xe đến ngay các trung tâm sửa chữa uy tín để kiểm tra và khắc phục sự cố. Một số nguyên nhân có thể trình ra như: Hệ thống cảm biến oxy trên xe không hoạt động, hệ thống đo gió gặp vấn đề…Một số trường hợp, tính nguy hiểm của vấn đề là không cao nhưng sẽ khiến phương tiện tiêu hao nhiên liệu hơn 30% mức bình thường
>>> Sử hữu bằng lái xe b2 chỉ 2,9 triệu đồng khi tham gia khóa thi bằng lái xe b2
Đèn cảnh báo với hệ thống túi khí
Đây là đèn báo cảnh báo dành cho hệ thống túi khí. Hệ thống kiểm soát túi khí không hoạt động, nếu có va chạm, túi khí sẽ không bung ra. Nguyên nhân có thể là do chân giắc cắm có tiếp xúc không tốt.
Đèn cảnh báo ADS (nếu có)
Không phải tất cả các phương tiện xe ô tô đều có hệ thống cảnh báo ADS này. Đây là đèn báo hiệu biểu hiện hệ thống phanh thông thường vẫn còn khả năng hoạt động xong hệ thống kiểm soát chống bó cứng lại không có hiệu lực. Đó là nguyên nhân khiến bánh xe bị bó cứng khi ta phanh gấp và lái xe sẽ mất đi khả năng kiểm soát hướng xe di chuyển khi bạn sử dụng phanh
Đó là toàn bộ những đèn cảnh báo nguy hiểm được các thầy dạy lái xe ô tô tại Hà Nội 83 tìm hiểu và chia sẻ với các bạn. Mong đây sẽ là những thông tin bổ ích và có giá trị khi bạn lái xe ô tô. Chúc bạn tham gia giao thông an toàn
Theo TopcarVN