Dự thi sát hạch

-Sau khi kết thúc khoá học tại trung tâm:

Sau khi kết thúc khoá học tại trung tâm, để đủ điều kiện dự thi sát hạch bằng lái, học viên phải tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ tốt nghiệp tại chính trung tâm đang theo học. Đây là kỳ thi tương tự như khi đi thi sát hạch, có đầy đủ các phần lý thuyết và thực hành, cơ chế chấm điểm cũng tuân theo nghiêm ngặt.

Học viên vượt qua kỳ thi này và có chứng chỉ tốt nghiệp mới đủ điều kiện để dự thi sát hạch lái xe ô tô.

-Dự thi sát hạch:

  • Đối với phần thi lý thuyết

Kể từ 01/08/2020, Tổng Cục Đường Bộ đã chính thức áp dụng bộ câu hỏi gồm 600 câu lý thuyết vào thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô. Trong đó, có bổ sung thêm 60 câu điểm liệt, nếu thí sinh trả lời sai những câu hỏi này đồng nghĩa với việc sẽ bị trượt phần thi lý thuyết.

Ngoài ra, cấu trúc và thời gian thi lý thuyết ở các hạng bằng cũng có nhiều điểm đổi mới. Cụ thể như:

    • Với hạng bằng B1: Bài thi lý thuyết gồm 30 câu hỏi. Thời gian làm bài trong 20 phút. Thí sinh cần trả lời đúng ít nhất từ 27 câu trở lên thì mới đạt.
    • Với hạng bằng B2: Bài thi lý thuyết gồm 35 câu hỏi. Thời gian làm bài trong 22 phút. Thí sinh cần trả lời đúng ít nhất từ 32 câu trở lên thì mới đạt.
    • Với hạng bằng C: Bài thi lý thuyết gồm 40 câu hỏi, thời gian làm bài trong 24 phút. Thí sinh cần trả lời đúng ít nhất từ 37 câu trở lên thì mới đạt.
  • Thi mô phỏng 120 tình huống lái xe ô tô

Nội dung thi cabin mô phỏng gồm 120 tình huống với 6 chương:

    • Chương 1: tình huống mô phỏng thực tế gặp phải khi lái xe ô tô trong khu đô thị, khu dân cư đông đúc.
    • Chương 2: tình huống mô phỏng thực tế khi lái xe ô tô ở nông thôn, qua các đoạn đường gấp khúc, đoạn đường có gia súc hay đi vào buổi tối, sử dụng đèn chiếu xa,…
    • Chương 3: tình huống mô phỏng thực tế khi lái xe trên cao tốc như chuyển làn, nhập làn, phanh gấp, vượt xe, lùi xe,…
    • Chương 4: tình huống mô phỏng thực tế khi lái xe ô tô ở địa hình đường núi như vượt xe, khúc cua gấp, lên dốc, xuống dốc,…
    • Chương 5: tình huống mô phỏng thực tế khi lái xe ô tô trên đường quốc lộ như giao cắt với đường sắt, vượt xe, gặp người đi bộ,..
    • Chương 6: tình huống mô phỏng va chạm thực tế khi tham gia giao thông hỗn hợp.

Trong phần thi mô phỏng mỗi câu hỏi có số điểm từ 0 – 5 điểm, học viên sẽ cần phải trả lời và đạt được số điểm tối thiểu là 35/50 điểm trên tổng số 10 câu hỏi mô phỏng.

  • Đối với phần thi thực hành sa hình

Sau khi vượt qua bài thi lý thuyết, thí sinh sẽ tham gia phần thi sa hình bằng B2, B1, C. Trong phần này, thí sinh phải tự mình thực hiện toàn bộ bài thi trên xe có gắn chip chấm điểm tự động cùng hệ thống camera giám sát.

Có tất cả 11 bài thi (hạng B1, B2) và 10 bài thi (hạng C) mà thí sinh cần phải vượt qua là:

  • Bài 1: Xuất phát
  • Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
  • Bài 3: Dừng xe ngang dốc và khởi hành
  • Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc
  • Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
  • Bài 6: Qua đường vòng quanh co
  • Bài 7: Ghép xe vào chuồng dọc
  • Bài 8: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua
  • Bài 9: Tăng tốc và thay đổi số trên đường thẳng
  • Bài 10: Ghép xe vào chuồng ngang (bằng C không có bài này)
  • Bài 11: Kết thúc

Thời gian thực hiện bài thi là 18 phút. Với thang điểm 100, thí sinh cần đạt tối thiểu 80 điểm trở lên.

  • Đối với phần thi thực hành đường trường

Theo quy trình, sau khi thi đỗ phần thi lái xe trong sa hình, thí sinh đến với bài thi cuối cùng là thi đường trường. Ở phần thi này, sát hạch viên sẽ trực tiếp ngồi cùng thí sinh trên xe thi và đưa ra các yêu cầu để thí sinh thực hiện thông qua thiết bị chuyên biệt.
Câu 590: Bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?

Nội dung phần thi lái xe đường trường bao gồm:

  • Thực hành xuất phát
  • Vào số, tăng tốc, tăng số trên đường thẳng
  • Giảm số, giảm tốc trên đường thẳng
  • Kết thúc

Tổng điểm của phần thi này cũng là 100, thí sinh cần đạt tối thiểu 80/100 điểm.

-Nhận bằng khi thi đỗ hoặc đăng ký thi lại khi trượt

  • Đối với thí sinh thi đỗ và nhận bằng

Sau khi vượt qua các bài thi theo quy định, thí sinh ký vào biên bản chứng nhận hoàn thành thi sát hạch và nhận giấy hẹn ngày trả bằng. Trên giấy hẹn sẽ ghi sau 7 ngày sẽ nhận được bằng. Nếu đăng ký gửi bằng về nhà thông qua đường bưu điện, thí sinh cần chờ thêm 2 – 3 ngày tuỳ theo đơn vị vận chuyển.

  • Đối với thí sinh thi trượt và đăng ký thi lại

Nếu không may thi trượt, thí sinh sẽ phải đăng ký thi lại. Cụ thể các trường hợp như sau:

  • Thí sinh trượt phần thi lý thuyết thì sẽ dừng tất cả các phần thi sát hạch sau đó. Lúc này cần chờ đăng ký và thi lại cả nội dung lý thuyết và thực hành vào lần sau.
  • Thí sinh thi đỗ phần thi lý thuyết nhưng trượt thực hành thì lần thi sau sẽ không cần thi lại phần thi lý thuyết. Kết quả thi này sẽ được bảo lưu trong vòng 1 năm.

Như vậy, DAT là thiết bị mới được quy định bắt buộc phải lắp đặt trên các xe ô tô phục vụ cho việc học và thi bằng lái xe B1, B2 và C. Thông qua dữ liệu được thiết bị này cung cấp, cơ quan chức năng có thể kiểm soát chất lượng cũng như tránh các trường hợp gian lận trong quá trình học lái xe ô tô.

Copyright 2018 © Học lái xe ô tô 83 Group | Thiết kế bởi Web Bách Thắng