Học lái xe ô tô: cảm nhận của học viên về người thầy dạy lái

Cũng học lái xe ô tô nhưng mỗi người lại có sự cảm nhận khác nhau về người thầy dạy mình. Có người tôn trọng biết ơn thầy lắm: “ông thầy dạy mình tốt”. Nhưng có người thì nhắc đến “ông thầy dạy lái” thì còn thù ổng lắm. Có người lấy được tấm bằng xong chả nhớ thầy dạy mình thế nào.

Cảm nhận của học viên về người thầy dạy học lái xe ô tô

1. Học lái xe ô tô gặp được “ông thầy vì tiền”

Bạn tôi, mỗi lần gặp mà nói đến chuyện học lái xe ô tô là cậu ấy nổi điên “còn thù ông thầy dạy lắm”. Hồi đó (năm 2002) cậu ấy từ bỏ nghề đầu bếp vì lúc nào cũng say. Vì vậy, chúng tôi thường gọi cậu ấy là “Nát”. Cậu quyết định học bằng lái xe để xin chạy taxi. Thời đó, taxi cũng thịnh vượng lắm. Mỗi ngày cũng kiếm được 3-5 trăm.

Trước khi có tấm bằng để xin việc, cậu ấy cũng khốn khổ với ông thầy dạy lái: Tiền học phí thì đóng một lần, đầy đủ cho trường rồi; Những mỗi ngày đi học nhóm của cậu mỗi người lại phải bỏ phong bì 100.000đ (5 người-500.000đ). Đối với tôi, 2002 mới là sinh viên năm nhất, số tiền đó quả là lớn.

Chưa kể hết: Sáng đến học, nhóm lại phải chuẩn bị thuốc lá, nước non đầy đủ. Có dừng lại ở đó đâu, nữa buổi lại gọi điện đặt cơm trưa, mà gà phải là gà đồi, dội nước sôi giãy mà rụng lông.

Xã hội có người này người nọ, nhưng không may gặp phải người cái gì cũng quy ra tiền thì cũng khốn thật. Ai cũng biết, chúng ta lao động để kiếm tiền. Nhưng kiếm đồng tiền chính đáng chẳng nói đến làm gì.

2. Học lái xe ô tô cùng với “ông thầy say”

Tôi cũng từng chứng kiến, ông thầy kiểu này rồi. Bất cứ khi nào có học viên đến học, không kể sáng – trưa – chiều – tối trước hoặc sau ca học đều phải vào nhà hàng. Mà có phải mỗi nhóm học viên với ổng đâu, ngồi xuống là ổng gọi hết bạn này, bạn nọ đến nhậu. Nhậu xong nhóm học viên nhìn nhau, móc ví mà trả tiền. Đúng là ông thầy của người phúc ta.

Nhưng cái phúc của ông không phải tự bản thân ông tạo ra, mà trên mồ hôi nước mắt của người khác. Vì vậy mà không bao lâu, chả còn ai tìm đến ổng để học. Nói đến ổng là người ta chạy mất dép. Sau rồi ông cũng phải tìm nghề khác kiếm sống.

Gần đây, tôi nghe tin về cái kết của ông thật bi thảm mà thật sót xa. Âu nó cũng là số phận chăng? Cuộc đời ai muốn như vậy?

3. Học lái xe ô tô cùng “người thầy có tâm”

Tôi thật may mắn khi học lái xe cùng với người thầy có tâm, chứ không như người thầy dạy bạn tôi, hay người thầy tôi từng chứng kiến.

Khi đăng ký khóa học tôi chỉ phải nộp trước một nữa số học phí. Trong quá trình đi học mới phải đóng tiếp. Mà cũng hay, Trung tâm cũng có hơp đồng đào tạo “cam kết không phát sinh học phí”.

Tôi đăng ký khóa B2 từ năm 2010, khi đó mới học được 2 buổi thì tôi không theo được vi bận công viêc và học hành, rồi 2011 lại sinh em bé. Cuối năm 2016, tôi đánh liều gọi cho thầy hỏi về hồ sơ của mình. Thầy báo, hồ sơ của tôi trường vẫn lưu, nhưng hết hạn rồi, nếu muốn đăng ký học lại thì phải đóng thêm 300.000đ. Tôi mừng rỡ, nhờ thầy đăng ký lại, chứ mất thêm mấy triệu nữa thì cũng sót vì tội ngu.

Hôm đi ôn (trước một ngày thi), trời đất sao tôi run thế, cứ bài đề pa là trượt. Lúc đó tôi nghĩ, chắc mình phải thi lại rồi. Cũng may được cái thầy kiên trì, dạy đi dạy lại chỉ mỗi bài đề pa 5 lượt. Qua được bài này tôi đỡ run hẳn, tự tin hơn ở những bài sau. Cứ tập đi tập lại 2 tiếng đồng hồ bằng xe chip tôi mất thêm phí 460.000đ.

Ôn luyện học lái xe ô tô bằng xe chip
Ôn luyện học lái xe ô tô bằng xe chip

Ngày hôm sau đi thi, thầy gọi điện nhắc mang theo chứng minh nhân dân và tiền 585.000đ để nộp lệ phí thi và cấp bằng. Tôi hơi băn khoan không hiểu sao hợp đồng đào tạo cam kết là không phát sinh cơ mà. Sao lại mất thêm 2 tiếng xe chip, rồi lệ phí thi thế này.

Buổi sáng thi sát hạch bằng lái xe
Buổi sáng thi sát hạch bằng lái xe

Giờ tôi mới hiểu ra rằng trung tâm dạy lái cũng giống với các trường dạy học khác, họ có nhiệm vụ đào tạo và được quyền thu học phí đào tạo, cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Còn tổ chức thi và cấp bằng do Sở, vì vậy lệ phí thi và cấp bằng là Sở thu.

Xe chip thì sao? Tôi được biết rằng, để có được sân thi chuẩn, gắn chip từ đòi hỏi nhiều điều kiện. Hà Nội cũng chỉ được có vài sân thi được Bộ Giao thông phê duyệt cấp phép hoạt động, còn gần 50 trung tâm, trường dạy lái chỉ có sân tập không có hệ thống chip. Vì vậy, để tổ chức thi cấp bằng thì phải đăng ký một trong vài sân thi sát hạch đó. Chính vì vậy, mỗi học viên muốn học thêm xe chip để ôn luyện thì phải mua giờ học.

Vậy là để lấy được tấm bằng B2 tôi phải mất thêm 1.545.000đ (gồm: 300.000đ đăng ký học lại và 200.000đ cho giấy khám sức khỏe hết hạn (vì tội ngu), cộng với 460.000đ xe chip và 585.000đ lệ phí thi và cấp bằng).

Chạy vèo vèo về quê thường xuyên sau khóa học lái xe ô tô
Chạy vèo vèo về quê thường xuyên sau khóa học lái xe ô tô

Giờ có được tấm bằng B2, chạy xe vèo vèo trong lòng cảm ơn thầy nhiều lắm.

Còn bạn, đã học lái xe ô tô rồi, điểm danh xem người thầy dạy mình cái tâm ở độ nào? Mình cũng tò mò muốn biết tỉ lệ thầy dạy lái xe có tâm và người không xứng đáng là giáo viên chút nào.

>>> Xem ngay khóa học lái xe ô tô đảm bảo uy tín người thầy và chất lượng đào tạo

Tác giả: Lê Hoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Copyright 2018 © Học lái xe ô tô 83 Group | Thiết kế bởi Web Bách Thắng