Với những lời cam kết đậu 100% như đánh trúng tâm lý học viên khi học lái xe ô tô, nhiều học viên ngã ngửa khi nhận kết quả thi sát hạch GPLX. Vì vậy, trước khi học lái xe ô tô, hãy lựa chọn cho mình một trung tâm đào tạo lái xe ô tô tốt
Học lái xe ôtô cam kết đậu 100%, sự thật hay chỉ là chiêu trò câu khách
Học lái xe ô tô và Cam kết đậu 100%, đây là sự thật hay chỉ là một chiêu trò để câu khách của những trung tâm không có uy tín? Để giúp các bạn có thêm kiến thức trước những chiêu trò câu khách không có thật này, mình sẽ giúp các bạn làm sáng tỏ vấn đề này
“Học lái xe ô tô và cam kết đậu 100%”
Mình xin khẳng định lại một lần nữa, việc đăng ký học lái xe ô tô tại những trung tâm có cam kết đậu 100% là KHÔNG CÓ. Tại sao lại nói như vậy?
Nếu như trước kia, việc chấm điểm đối với các bài thi sa hình và lái xe đường trường sát hạch luôn được chấm điểm một cách thủ công thì mới đây, Kể từ ngày 1/7/2016, sở GTVT đã chính thức áp dụng công nghệ chấm điểm tự động đối với các khóa thi sát hạch bằng lái xe ô tô. Qua đó, tất cả các xe thi thực hành lái xe đều được trang bị chip tự động chấm điểm thay cho việc có giám khảo ngồi cạnh đối với mỗi bài thi của từng thí sinh
Việc áp dụng công nghệ chấm điểm tự động sẽ hạn chế sự can thiệp của các giám khảo đối với các bài thi sát hạch GPLX. Qua đó, nâng cao tính minh bạch, khách quan trong suốt quá trình thi sát hạch bằng lái xe ô tô
Điều này khẳng định rõ 1 vấn đề đó là “Việc cam kết đậu 100%” là không thể. Đừng nghĩ rằng các trung tâm sẽ lo cho bạn 100% rồi sau đó ngã ngửa khi nhận được kết quả thi. Hãy tập trung hết sức có thể, đừng uổng phí thời gian, tiền bạc chỉ vì những chiêu trò câu khách không có thật của các trung tâm đào tạo lái xe ô tô.
Nếu như bạn có lỡ đăng ký các khóa học lái xe như vậy, thì đừng quá dựa dẫm vào họ, và cũng không có gì phải quá lo lắng. Tất cả bạn đều có thể tự làm được, tự giải quyết được. Hãy học một cách thực sự, tập trung sẽ giúp bạn đậu các kỳ thi mà chẳng cần đến sự giúp đỡ của bất kỳ một ai cả
Những quy định của nhà nước về cấp bằng lái xe ô tô
Cũng trong chủ đề này, mình xin giới thiệu đến các bạn những quy định của nhà nước đối với việc cấp bằng lái xe ô tô các hạng. Nếu như đang có ý định học lái xe ô tô, đây là những thông tin bắt buộc mà bạn không thể bỏ qua
1. Quy định về loại phương tiện
Mỗi loại bằng lái xe ô tô đều có những quy định cụ thể về phương tiện được phép điều khiển. Nếu như không nắm rõ điều này, các bạn rất có thể sẽ chọn nhầm các khóa học lái xe ô tô
+ Bằng lái xe B1 số tự động: Được cấp cho tài xế không hành nghề tài xế lái xe ô tô số tự động dưới 9 chỗ ngồi, ô tô tải và xe chuyên dùng dưới 3,5 tân. Nếu bạn muốn học bằng B1, hãy tham khảo khóa học bằng lái xe số tự động của trung tâm
+ Bằng lái xe B2: được cấp cho tài xế lái xe ô tô dưới 9 chỗ, xe tải và máy kéo với 1 rơ móc trọng lượng không quá 3,5 tấn và các phương tiện quy định bằng b1 được phép điều khiển. Bằng b2 có thời hạn 10 năm. Sau 10 bạn phải đến cơ quan cấp bằng LX để xin cấp lại
+ Bằng lái xe hạng C: được cấp cho tài xế lái xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, xe tải có trọng tải trên 3,5 tấn. Máy kéo, rơ mooc dưới 3,5 tấn. Các loại xe thuộc bằng lái xe hạng B1, B2
Đây là những loại bằng lái xe phổ biến nhất hiện tại tại Việt Nam. Các bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin về các hạng bằng lái xe khác, hãy tham khảo tại đây
2. Quy định về độ tuổi
Lái xe ô tô không phải là chuyện đùa, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người tài xế và những người xung quanh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, nhà nước đã đề ra quy định về độ tuổi đối với từng loại bằng lái xe ô tô
+ Bằng lái xe A1, B1, B2: Được cấp cho người đủ 18 tuổi
+ Bằng lái xe hạng C: Được cấp cho người đủ 21 tuổi
+ Bằng lái xe hạng D: Được cấp cho người đủ 24 tuổi và có bằng tốt nghiệp THCS
+ Bằng lái xe hạng E: Được cấp cho người đủ 27 tuổi và có bằng tốt nghiệp THCS
Đó là những quy định về độ tuổi khi học lái xe ô tô. Vì vậy, hãy lựa chọn khóa học lái xe ô tô phù hợp với độ tuổi của bạn nhé
3. Quy định về hình thức học
Tùy vào cấp độ và mức độ phức tạp của từng loại bằng lái xe ô tô mà có những quy định về hình thức học khác nhau.
+ Đối với bằng lái xe ô tô các hạng B1, B2 và C, các bạn có thể đăng ký trực tiếp các khóa học bằng lái xe B2, B1…
+ Đối với bằng lái xe ô tô các hạng D, E, F, FC…các bạn phải trải qua quá trình nâng hạng bằng lái xe. Vậy thế nào là nâng hạng? Ví dụ như, nếu bạn muốn có bằng lái xe hạng D thì các bạn phải có bằng lái xe hạng B2 hoặc C trước đó rồi mới đủ điều kiện học nâng hạng. Còn nếu bạn muốn nâng hạng E, F…thì hãy tham khảo thông tin tại đây
4. Quy định về thời gian đào tạo
Để đảm bảo chất lượng đào tạo, học viên khi kết thúc các khóa đào tạo lái xe ô tô có thể tham gia giao thông. Nhà nước có những quy định về thời gian đào tạo học lái xe ô tô. Cụ thể:
+ Đối với bằng lái xe hạng B1 và B2 yêu cầu thời gian từ thời điểm hoàn thiện hồ sơ tới thời điểm thi tối thiểu là 3 tháng
+ Đối với bằng lái xe hạng C yêu cầu thời gian từ thời điểm hoàn thiện hồ sơ tới thời điểm thi tối thiểu là 6 tháng
+ Đối với các khóa học nâng hạng, cũng có những quy định về thời gian được giới thiệu ở link dẫn phía trên rồi
5. Quy định về sức khỏe
Với việc áp dụng bằng lái xe B1 số tự động tại Việt Nam trong năm 2016 đã giúp nhiều trường hợp không đủ điều kiện có bằng lái xe ô tô. Thì nay, chính thức sở hữu chiếc bằng lái xe ô tô trong người. Những quy định về chiều cao, cân nặng…chính thức bị loại bỏ rồi nhé các bạn
Xem chi tiết các quy định về sức khỏe thi bằng lái xe ô tô tại đây
Trên đây là một số những chia sẻ để các bạn có thể lựa chọn được một khóa học lái xe ô tô tốt nhất cho mình. Mọi thắc mắc của các bạn hãy liên lạc với chúng tôi theo số Hotline: 0462.911.363 để được tư vấn và đăng ký học lái xe ô tô. 83 Group rất vui khi nhận được phản hồi từ bạn. Chúc bạn thành công