Không đảm bảo khoảng cách với những xe đi trước là một nguyên nhân dẫn đến các tai nạn giao thông khi tầm nhìn của tài xế bị hạn chế. Để giúp các bạn có thể căn được khoảng trống với xe đi trước 1 cách hợp lý, hãy tham khảo chi tiết hướng dẫn sau:
>>> Xem thêm: Đăng ký các khóa học lái xe B2 là cách tốt nhất giúp bạn học lái xe an toàn
Cách căn khoảng trống khi lái xe ô tô chuẩn
Để xác định khoảng trống an toàn, bạn cần hiểu khoảng trống an toàn cần lớn hơn đoạn đường mà xe di chuyển tính từ thời điểm mà người tài xế nhận thấy được mỗi nguy hiểm và có ý định dừng xe tới khi xe có thể dừng hẳn. Khi đó, Bạn sẽ cần đến 3/4 giây là khoảng thời gian để bạn có thể quan sát và đưa ra quyết định dừng xe. Và bạn cũng cần tới bằng đó thời gian để có thể thực hiện thao tác đạp phanh xe. Kể từ đó, xe của bạn sẽ bắt đầu giảm tốc độ.
Lời khuyên của các thầy dạy lái xe: Khoảng cách an toàn theo khuyến cáo tương đương với quãng đường mà đi được trong khoảng thời gian 2 giây (Áp dụng với trong điều kiện thời tiết bình thường và đường đẹp). 3 giây khi bạn chạy trên đường cao tốc, 4 giây tron điều kiện thời tiết xấu, đường trơn, trượt, không bằng phẳng. Trường hợp hạn chế tầm nhìn, lên căn chỉnh thời gian tối thiểu là 3 giây.
Hướng dẫn kỹ thuật đo khoảng trống 3 giây
Lựa chọn đối tượng mốc cố định ngang xe trước tại thời điểm muốn đo
Nhẩm phép tính cộng 1000 + 1, 1000 + 2, 1000 + 3.
Đối tượng được chọn là mốc ngang tầm xe khi đọc đến 3, có nghĩa là khoảng cách xe bạn với các xe phía trước là 3 giây
Cách căn khoảng trống phía sau
Với trường hợp này, không thể áp dụng theo cách căn khoảng trống như ở trên. Giải pháp để dừng xe là giảm tốc độ một cách từ từ. Cố gắng kéo dài thời gian để xe sau có thể kịp phản ứng. Bạn có thể lựa chọn giải pháp là chuyển làn hoặc táp vào lề đường để xe phía sau vượt.
Cách căn khoảng trống an toàn 2 bên
Khoảng cách an toàn 2 bên là cần ít nhất 1 mét mỗi bên. Khoảng cách sẽ được nới rộng nhất để xe có thể chạy ở tốc độ cao, tầm quan sát bị hạn chế hoặc khi vượt người đi bộ, đi xe đạp
Vị trí xe trong làn đường
Khi điều khiển ô tô đi trên đoạn đường 2 chiều, hãy cho xe di chuyển vào gần vạch tim đường. Khi đó, sẽ hạn chế việc xe khác lấn vào làn đường mà xe bạn đang chạy.
Nếu đi ở rìa làn đường, thì bạn hãy quan tâm tới những mối nguy hiểm từ lề đường chẳng hạn như các ô tô khác mở cửa…Vì vậy, hãy luôn luôn cho xe di chuyển ở giữa làn đường
Hạn chế lái xe vào điểm mù của các phương tiện khác. Muốn vượt, hãy ra tín hiệu và vượt xe một cách nhanh chóng. Làn đường bên phải luôn luôn là an toàn hơn so với làn đường bên trái. Giữ đúng làn đường khi tới gần các điểm dừng đèn đỏ.
Cách chọn khoảng trống an toàn
Khoảng không gian được xách định là cần thiết để xe có thể vượt qua ngã tư giao thông một cách an toàn hoặc là có thể nhập vào dòng xe được thì đó được gọi là khoảng trống. Để có một khoảng trống đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông không phải lúc nào cũng đơn giản. Các yếu tố cần thiết để đánh giá, xác định khoảng trống là: Tốc độ lưu thông, thời gian thao tác của các tài xế, khoảng thời gian có thể tăng tốc để đạt được như tốc độ di chuyển của dòng xe.
Chẳng hạn, trong trường hợp tài xế dừng đèn để, với những điều kiện giao thông không phức tạp, để có thể đi thẳng, các phương tiện cần 2 giây và cần tới 5 giây để thực hiện thao tác rẽ phải rồi đạt tốc độ 50 km/h, 7 giây để thực hiện thao tác rẽ trái và đảm bảo cho xe đạt tốc độ 50 km/h.
Đó là những chia sẻ của 83 về cách căn khoảng trống an toàn khi tham gia giao thông. Chúc bạn thượng lộ bình an.