Hệ thống các biển báo giao thông đường bộ 2015-2016

Biển báo giao thông ra đời cùng lúc với sự xuất hiện của những con đường. Đây được xem như là một phát minh vĩ đại của loài người giúp xã hội loài người phát triển văn minh và toàn diện hơn.

Xem thêm: Khóa học lái xe B2 nay chỉ còn 5tr2. Hỗ trợ học viên từ A-Z

Hệ thống các biển báo giao thông đường bộ 2015-2016

Hệ thống biển báo giao thông là hệ thống các biển báo giúp cung cấp đầy đủ những thông tin về giao thông cho người tham gia giao thông.

Biển báo giao thông có tác dụng gì?

Các biển báo giao thông là một hệ thống các biển báo ven đường nhằm thông báo, cảnh báo, cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông biết rằng họ được cảnh báo gì, họ cần làm gì, phải làm gì và không được làm…trên những đoạn đường đó.

Nếu bạn tham gia giao thông là không có những kiến thức cơ bản về biển báo giao thông. Bạn không những bị các lực lượng CSGT kiểm tra, xử phạt mà điều này còn ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của bạn và của người thân. Vì vậy, đừng chủ quan là coi thường việc học về ý nghĩa các biển báo giao thông nhé.

Không chỉ cần thiết khi tham gia giao thông, việc có những hiểu biết về biển báo giao thông còn là yêu cầu bắt buộc khi bạn học lái xe máy, học lái xe ô tô và tham gia những bài thi sát hạch GPLX

Hiện nay, trong hệ thống biển báo giao thông có 6 nhóm biển báo chính được quy định cụ thể như sau:

biển báo giao thông tại Việt Nam

1. Biển báo hiệu lệnh

Ý nghĩa chung của biển báo hiệu lệnh: Biển báo hiệu lệnh là biển báo với mục đích báo hiệu cho người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành. Biển báo hiệu lệnh giao thông đường bộ lại được chia nhỏ thành 10 loại biển báo hiệu lệnh khác nhau (301 – 310).

Đặc điểm: Biển báo hiệu lệnh có dạng hình tròn, không viền, nền biển báo màu xanh. Các ký tự số và chữ, hình vẽ trong biển báo có màu trắng trừ biển báo hiệu lệnh số 307. Tất cả hệ thống biển báo hiệu lệnh đều có trong hình dưới

biển báo hiệu lệnh

2. Biển báo cấm

Ý nghĩa chung của biển báo cấm: Biển báo cấm là hệ thống các biển báo được đặt ven đường với ý nghĩa đường cấm, hay những điều cấm và người tham gia giao thông không được làm. Nhóm biển báo cấm gồm 39 kiểu biển báo cấm được đánh số từ 101-139.

Đặc điểm: Hệ thống các biển báo cấm có đặc điểm chung là hình tròn, viền biển báo có màu đỏ, nền biển báo có màu trắng. Những vạch kẻ kéo dài từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải hay vạch kẻ thẳng từ góc trên bên phải xuống góc dưới bên trái đều có màu đỏ. Hình và ký tự phía trong biển báo có màu đen. Trừ biển báo cấm đi ngược chiều số 102 và các biển báo cấm số 130 – 131 và 133 – 135. Chi tiết các biển báo được chia sẻ phía dưới

hệ thống biển báo cấm

>>> Chi tiết: biển báo cấm

3. Biển báo nguy hiểm

Ý nghĩa biển báo: biển báo giao thông nguy hiểm có tính chất báo hiệu cho người tham gia giao thông biết đặc điểm, tính chất nguy hiểm của đoạn đường phía trước mà họ chuẩn bị đi vào để người tài xế có những biện pháp phòng, tránh hay kịp xử lý tình huống

Đặc điểm: Biển báo giao thông nguy hiểm là loại biển báo giao thông có hình dạng riêng. Biển báo nguy hiểm có hình tam giác, nền biển màu vàng, viền biển báo có màu đỏ, những nét vẽ có màu đen,

biển báo nguy hiểm

Chi tiết: biển báo nguy hiểm

4. Biển báo chỉ dẫn

Ý nghĩa biển báo:

+ Với người tham gia giao thông: Biển báo chỉ dẫn giao thông là loại biển báo hướng di chuyển cho các phương tiện hay hướng dẫn những tham gia giao thông biết những hướng đi cần thiết, những điều có ích khác.

+ Với lực lượng điều khiển giao thông đường bộ: giúp công việc hướng dẫn, điều khiển giao thông đường bộ được thuận lợi, dễ dàng và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông

Đặc điểm: Đa số các biển báo chỉ dẫn đều có dạng hình chữ nhật, kích thước khác nhau. Biển báo có nền biển báo màu xanh dương. Ngoài ra, mỗi biển báo lại có một đặc điểm riêng tùy vào ý nghĩa riêng của biển báo. Hình dạng và ý nghĩa từng biển báo đều có trong bảng phía dưới

biển báo chỉ dẫn

>>> chi tiết về biển báo chỉ dẫn

5. Biển báo phụ

Ý nghĩa biển báo: Biển báo phụ là biển báo được đặt kèm với các biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển cấm ở trên nhằm chú thích thêm cho người tham gia giao thông hiểu rõ hơn về các loại biển báo cấm, biển báo chỉ dẫn…

Đặc điểm của biển báo: Biển báo phụ có dạng hình chữ nhật và luôn được đặt kèm các biển báo chỉ dẫn, hiệu lệnh…

biển báo phụ

Chi tiết:>>  biển báo phụ

6. Kí hiệu vạch kẻ đường giao thông

Để tăng khả năng thông đường, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông đường bộ đã sử dụng ký hiệu vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường có 2 loại: Vạch đứng và vạch nằm ngang

vạch kẻ đường giao thông

Trên đây là toàn bộ những thông tin về các biển báo giao thông đường bộ mà 83 Group chia sẻ với các bạn. Là người tham gia giao thông, ngoài việc trang bị cho bản thân đầy đủ kỹ năng lái xe thông qua các khóa học lái xe ô tô thì việc am hiểu ý nghĩa các biển báo giao thông và lái xe đúng luật sẽ đảm bảo an toàn cho tài xế và người thân.

Nếu như bạn đang chuẩn bị mua ô tô, thì điều cần làm đầu tiên mà phải học lái xe ô tô. Tham gia khóa học lái xe tại 83 Group, học phí đào tạo trọn gói, Trung tâm sẽ hỗ trợ bạn tới khi lấy bằng:

HỌC PHÍ BẰNG LÁI XE Ô TÔ HẠNG B1, B2, C TRỌN GÓI TẠI 83 GROUP

BẰNG LÁI XE B1

Học xe số tự động 4-9 chỗ

BẰNG LÁI XE B2

Học xe số sàn 4-9 chỗ

BẰNG LÁI XE C

Học xe tải trên 3.5 tấn

3.800.000Đ 2.900.000Đ 5.200.000Đ

Học phí TRỌN GÓI – không phát sinh

Học phí TRỌN GÓI – không phát sinh

Học phí Trọn gói – không phát sinh

Xe tập lái số tự động
Xe tập lái số tự động
Xe tập lái bằng B2-số sàn
Xe tập lái số sàn – B2
Xe tải tập lái
Xe tải tập lái hạng C
 Miễn phí: Bồ đội xuất ngũ  Miễn phí: Bồ đội xuất ngũ  Miễn phí: Bồ đội xuất ngũ
TÌM HIỂU THÊM TÌM HIỂU THÊM TÌM HIỂU THÊM

Chúc bạn thượng lộ bình an!!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Copyright 2018 © Học lái xe ô tô 83 Group | Thiết kế bởi Web Bách Thắng