Lịch sử ra đời của những chiếc cột đèn giao thông

Đã từ lâu, con người nhận thấy được tầm quan trọng của những cột đèn giao thông. Khắp các con đường, tuyến phố, đâu đâu cũng thấy xuất hiện những chiếc đèn xanh, đèn đỏ để báo hiệu, điều khiển giao thông. Giúp tình trạng giao thông tuân theo một trật tự nhất định

Xem thêm: Lịch sử xuất hiện của những chiếc biển báo giao thông

Lịch sử ra đời của những chiếc cột đèn giao thông

Đèn giao thông ra đời như là một phát minh vĩ đại của con người. Hãy thử tưởng tượng xem, giao thông Việt Nam hiện nay sẽ thế nào nếu đèn giao thông không hoạt động chỉ trong 10 phút chứ chưa nói đến là không có đèn báo giao thông.

Đèn báo giao thông là một phần không thể thiếu trong hệ thống giao thông đường bộ tại Việt Nam. Từ thời xa xưa, khi chiếc ô tô đầu tiên chưa xuất hiện, những chiếc đèn báo giao thông màu xanh, màu đỏ đã được sử dụng để làm đèn chỉ dẫn cho tàu hỏa. Cũng trong thời kỳ đó, phương tiện di chuyển chủ yếu của con người là bằng xe ngựa. Thập niên 1860, Ở London, ùn tắc giao thông xuất hiện khi mà con người chen chúc nhau tại mọi tuyến đường đòi hỏi phải có giải pháp nào đó để khắc phục. Khi đó, một nhà quản lý giao thông đường sắt có tên John Peake Knight đã đưa ra một giải pháp khắc phục là tiền đề cho sự xuất hiện của những chiếc đèn báo giao thông ngày nay

Đèn báo giao thông

Giải pháp của Knight đó là việc trang bị cho hệ thống đường sắt những chiếc cột đèn gồm rất nhiều những chiếc biển báo được đặt dọc tuyến đường sắt để chỉ dẫn đoàn tàu có thể đi qua đó hay không. Ban ngày thì những chiếc cột tín hiệu đó hoạt động với dòng chữ “đi tiếp” và “dừng lại”. Còn khi về đêm, những chiếc cột này sẽ được thay thế bằng những chiếc đèn xanh và đèn đỏ chạy bằng khí gas. Một nhân viên cảnh sát sẽ đứng sát những cột đèn tín hiệu để có thể vận hành chúng chuẩn xác nhất trong từng thời điểm

đèn báo giao thông 2

8 năm sau, tại giao lộ của 2 tuyến phố Bridge và Great George ở London, hệ thống cột đèn tín hiệu đầu tiên ra đời đánh dấu một bước phát triển lớn trong lĩnh vực giao thông và quản lý giao thông. Knight dự đoán, hệ thống đèn tín hiệu giao thông sẽ nhanh chóng được lắp đặt tại nhiều tuyến đường khác không chỉ tại Anh và nhiều quốc gia khác trên thế giới

lịch sử đèn tín hiệu giao thông

Tuy nhiên, một sự cố xảy ra chỉ sau một tháng vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông. Một sỹ quan cảnh sát đã gặp tai nạn do khi gas trong các bóng đèn bị rò rỉ và phát nổ. Ngay lập tức, dự án đèn tín hiệu giao thông đường bộ đã bị dừng lại vì lo sợ ảnh hưởng tới người tham gia giao thông

Cũng từ sau vụ tai nạn đó, đèn tín hiệu giao thông phải mất thêm tới 40 năm mới xuất hiện trở lại mà chúng trở nên phổ biến tại các tuyến đường giao thông ở Mỹ. Khi mà sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô là rất lớn. Từ đây, nhiều ý tưởng về đèn tín hiệu giao thông cũng ra đời khi mà lượng phương tiện tham gia giao thông là rất lớn ví dụ như:

+ Năm 1910, một nhà sáng chế người Mỹ tên Ernest Sirrine đã sáng chế ra đèn tín hiệu giao thông điều khiển một cách tự động và được giới thiệu tại bang Chicago, Mỹ.

+ Năm 1912, Một sỹ quan tại thành phố Salt Lake, Utah có tên Lester Wire Farnsworth đã phát minh ra chiếc đèn tín hiệu giao thông sử dụng điện đầu tiên trên thế giới, đặc điểm của những chiếc đèn tín hiệu này có 2 màu là xanh lá cây và đỏ

+ Đến năm 1920,  Một sỹ quan cảnh sát tại thành phố Detroit- Mỹ, William Potts đã biến đèn tín hiệu giao thông từ 2 màu thành 3 màu đó là xanh lá cây, vàng và đỏ như ngày nay.

+ Đến thập niên 1930 thì đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ qua đường mới chính thức ra đời

Ngày nay, những chiếc đèn báo giao thông được sử dụng ở tất cả các tuyến đường giao thông, việc trang bị hệ thống đèn báo giao thông giúp người tham gia giao thông nhận biết được đâu là thời điểm an toàn để họ lái xe qua ngã ba, ngã tư, đâu là thời điểm để người đi bộ qua đường…Hệ thống này giúp điều khiển giao thông theo một trật tự nhất định

Ngoài ra, với những quy định về việc thi sát hạch GPLX cơ giới thì trong các bài thi, sẽ có những kiến thức và tình huống giao thông liên quan đến các đèn tín hiệu giao thông. Do đó, việc học lái xe sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn

đèn tín hiệu giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt…không thể thiếu những chiếc đèn báo giao thông. Đèn báo giao thông giúp người tham gia giao thông được an toàn, giúp người điều khiển giao thông dễ dàng điều khiển giao thông hơn. Là một người tham gia giao thông, hãy nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu của đèn báo giao thông cũng như luật giao thông đường bộ.

Nếu vi phạm lỗi không tuân thủ chỉ dẫn của đèn tín hiệu giao thông, bạn sẽ bị lực lượng CSGT kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định tại đây

Chúc bạn ngày mới bình an!!!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Copyright 2018 © Học lái xe ô tô 83 Group | Thiết kế bởi Web Bách Thắng