Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát ô tô là gì? Một số hư hỏng thường gặp ở hệ thống làm mát xe ô tô là gì? Nguyên nhân là do đâu? Hãy cùng học lái xe ô tô 83 Group tìm hiểu về hệ thống làm mát ô tô trong nội dung dưới đây nhé
Tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát
Các động cơ làm mát bằng không khí được bao bọc bằng các tấm bao để tạo thành khoang làm mát, khoang này có chức năng đảm bảo cho hiệu quả của luồng không khí làm mát cao hơn. Quạt gió thổi không khí đi qua hệ thống các cánh dẫn hướng, đi sâu vào khoang làm mát, ở đây không khí lạnh đi qua các chi tiết nóng, kéo bớt nhiệt của chúng đi ra ngoài, động cơ làm mát bằng không khí có xi lanh cùng với nắp máy, được chế tạo rời từng chiếc một.
Hệ thống làm mát bằng chất lỏng được phân biệt qua cách thức truyền nhiệt: hệ thống làm mát bằng đối lưu và hệ thống làm mát cưỡng bức. Trong hệ thống làm mát bằng nguyên tắc đối lưu, chất lỏng luân chuyển nhờ sự chênh lệch nhiệt độ giữa từng khu vực trong hệ thống.
Hệ thống làm mát cưỡng bức: sử dụng rộng rãi hơn nhờ có khả năng chuyển tải lượng nhiệt rất lớn, hiệu quả làm mát cao.
Các động cơ trên xe ôtô hầu hết sử dụng hệ thống làm mát cưỡng bức loại kín: chất lỏng được luân chuyển bằng một bơm chuyên dùng. Vì hệ thống luôn kín nên khi động cơ hoạt động thì nước nóng lên, nở ra làm tăng áp suất trong hệ thống và nhiệt độ sôi của nước trong hệ thống làm mát được tăng lên.
Hiện nay, các động cơ trên xe ô tô thường áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tự động duy trì chế độ nhiệt của động cơ. Việc này được thực hiện thông qua việc thay đổi góc nghiêng của quạt gió; thay đổi lượng không khí thổi qua két nước; sử dụng quạt gió dẫn động bằng điện hoặc thuỷ lực để có thể điều khiển tắt quạt khi động cơ quá nguội và bật lại khi nó đã đủ nóng, ….
Những hư hỏng phổ biến ở hệ thống làm mát ôtô là gì
Hệ thống làm mát động cơ là một bộ phận quan trọng đối với chiếc xe hơi của bạn. Vậy hệ thống làm mát sẽ gặp những hư hỏng nào có thể xảy ra?
Hệ thống lám mát động cơ cưỡng bức, với thiết kế đơn giản hơn rất nhiều so với hệ thống làm mát động cơ bằng nước. Không cần phải bảo dưỡng
Thiết kế: Với thiết kế gồm các cánh tản nhiệt trên nắp xi lanh và thân máy động cơ. Bộ phận được xem là cốt yếu và quan trọng nhất đó là quạt gió. Đây là loại quạt gió chạy tự động bằng điện hay sẽ được dẫn động qua trục khủyu của động cơ. Do hiệu quả làm mát động cơ bằng phương pháp này không cao nên hệ thống làm mát này đã không còn áp dụng trên các dòng xe ô tô hiện nay.
1. Két nước bị rỉ
Dấu hiệu: Nước tản nhiệt lợt màu và có nhiều cặn, sệt lại bỏi các cặn rỉ thì khi đó két nước của bạn đã bị rỉ.
Giải pháp: Thay két nước mới để đảm khảo khả năng làm mát động cơ của toàn hệ thống
>>> Học bằng lái xe hạng C – 8 triệu đồng tại Hà Nội
2. Két nước bị nghẹt
Dấu hiệu: Với thiết kế bởi các ống nhỏ hẹp, trong suốt quá trình hoạt động lâu dài khiến các cặn gỉ mắc kẹt, làm nghẹt đường ống dẫn làm giảm hiệu quả làm mát của hệ thống làm mát
Giải pháp: Súc két nước, thông két nước để đảm bảo quá trình giải nhiệt của động cơ là tốt nhất
3. Các mối hàn trong két nước bị hỏng
Dưới áp lực động cơ sau một thời gian dài hoạt động, các mối hàn epoxy dưới tác động của hóa chất và nhiệt độ khiến chúng bị ăn mòn và vỡ ra, khiến nước từ két bị rò gỉ ra ngoài
Giải pháp: Kiểm tra các mối hàn và cho hàn lại nếu gặp vấn đề.
Ngoài ra còn một số hư hỏng thường xảy ra ở hệ thống làm mát động cơ như: hỏng van hằng nhiệt, hỏng bơm nước, hỏng quạt giải nhiệt, ống dẫn nước bị gì,…
Trên đây là một số những hư hỏng của hệ thống làm mát động cơ có thể gặp phải mà chúng tôi tổng hợp lại từ những chia sẻ của các giảng viên dạy lái xe ô tô tại trung tâm đào tạo 83 Group. Hy vọng thông tin này hữu ích đối với bạn. Tham gia ngay khóa học bằng lái xe b2 tại Hà Nội chỉ 5,2 triệu đồng để nhận kèm trọn bộ tài liệu học lý thuyết (video, phần mềm, sách). Đến với trung tâm đào tạo lái xe ô tô 83 Group bạn không chỉ vững tay lái, giỏi thực hành mà còn tích lũy thêm được khá nhiều kinh nghiệm, kiến thức bổ ích trong lĩnh vực xe ô tô.